Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ liệt dạ dày ở những người bị bệnh đái tháo đường rất cao,ếnchứngliệtdạdàydođáitháođườngdễbịbỏsótkhichẩnđoáđiểm chuẩn đại học có thể lên đến 65%. Biểu hiện của biến chứng liệt dạ dày thường là buồn nôn, đầy hơi, nôn mửa, ợ nóng…, khá giống với chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Liệt dạ dày thường gặp hơn ở những người được chẩn đoán đái tháo đường sau nhiều năm (trung bình từ sau 10 năm), có lượng đường trong máu cao mà không được kiểm soát tốt.
Nguyên nhân gây liệt dạ dày là đường huyết tăng cao trong một thời gian dài gây ra thay đổi hóa học và tổn thương nhiều dây thần kinh. Tình trạng này kéo dài dai dẳng sẽ gây tổn thương các mạch máu là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và ô xy cho dây thần kinh của cơ thể, trong đó có dây thần kinh phế vị và hậu quả cuối cùng là dẫn đến liệt dạ dày.
Khi tình trạng liệt dạ dày xảy ra, thức ăn sẽ bị ứ đọng lại trong hệ tiêu hóa, càng khiến nồng độ đường huyết gia tăng, chậm tiêu hóa, làm cho việc điều trị bệnh đái tháo đường trở nên khó khăn hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh liệt dạ dày bao gồm: ợ nóng, buồn nôn, ói ra thức ăn chưa được tiêu hóa, cảm giác mau no khi ăn, sụt cân, bụng đầy hơi thường xuyên, lượng đường trong máu lên xuống thất thường, ăn không cảm thấy ngon miệng, gây trào ngược dạ dày thực quản, co thắt thành dạ dày. Những triệu chứng này có mức độ nhẹ hay nặng tùy thuộc vào mỗi người và thời gian mắc bệnh, mức độ kiểm soát đường máu.
Bệnh viện Nội tiết T.Ư khuyến cáo: Liệt dạ dày rất khó chẩn đoán hoặc chẩn đoán nhầm, thường xuyên bị bỏ qua do người bệnh nghĩ là bệnh của đường tiêu hóa vì có cùng các triệu chứng.
Do đó, bất kỳ người mắc đái tháo đường nào cũng cần hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của biến chứng, để từ đó có kế hoạch kiểm soát tốt các biến chứng do đái tháo đường, nhằm hạn chế những ảnh hưởng của biến chứng đến sức khỏe người bệnh.